3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...
3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING!
Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn:
“Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?”
Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả.
Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một
Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng
Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên:
• Có người chọn vì tóc rụng nhiều
• Có người vì da đầu nhạy cảm
• Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính
• Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp
Nếu mình chỉ viết một kiểu bài cho tất cả, thì thường là không ai thấy đúng hẳn với mình.
Chia sản phẩm ra thành ba tầng – để biết nên nói cái gì trước VÀ NÓI SÂU CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG THẾ NÀO
Hướng dẫn cách ứng dụng 3 tầng giá trị của sản phẩm vào content Marketing
Mỗi bài viết không cần nói hết mọi thứ, nhưng nếu mình biết sản phẩm có ba lớp để kể, thì sẽ dễ chọn đúng phần cần nói với từng người.
● Tầng 1 – Vật lý
Đây là phần dễ thấy nhất: thành phần gì, công dụng gì, xài sao.
Viết tầng này là để người ta biết: “Ờ, cái này dùng được cho mình không?”
● Tầng 2 – Cảm xúc
Phần này không có trong mô tả sản phẩm.
Nó nằm ở cảm giác người dùng có được sau khi dùng: thấy nhẹ đầu hơn, thấy yên tâm hơn, thấy da đầu không bị khô…
Viết tầng này là để người ta thấy: “Hình như đúng cái mình đang cần.”
● Tầng 3 – Biểu tượng
Phần này không nói về sản phẩm nữa, mà là về người dùng.
Họ chọn sản phẩm đó vì nó giống với kiểu người họ muốn trở thành, hoặc đã là.
Ví dụ:
• Người chọn cà phê phin thường không thích sống gấp
• Người chọn mỹ phẩm thuần chay thường quan tâm tới môi trường, lối sống xanh sạch...
Viết tầng này là không để thuyết phục – mà để người đọc nhận ra: “Ờ, cái này đúng gu mình.”
Ba tầng đó nằm ngay trong sản phẩm và người dùng
Không cần nghĩ ra. Chỉ cần ngồi lại, nhìn kỹ hơn một chút.
• Tầng đầu có trong bảng thông tin
• Tầng hai có trong trải nghiệm thật
• Tầng ba nằm trong thói quen, lựa chọn và cách sống của người sử dụng
Viết không cần rườm rà – chỉ cần đúng người
Nếu mình:
• Biết rõ người đang dùng sản phẩm
• Thấy được họ khác nhau ở chỗ nào
• Và kể lại sản phẩm đúng thứ họ cần nghe
Thì bài viết không cần chiêu gì cũng có thể khiến người ta dừng lại, đọc hết.
Không vì ngôn từ quá hấp dẫn, mà vì thấy đúng với mình.
Thử phân tích 1 bài content có đủ 3 tầng nhé:
Bài content: Ngày mai đó kéo dài gần 3 tháng.
Và mỗi ngày trong 3 tháng đó, con vẫn thức giữa đêm và khóc ré.
Không phải con khóc vì đói, mà vì không ngủ sâu được. Còn vợ Huy – người từng tươi tắn, đầy sức sống – giờ ôm con như ôm hết cả tội lỗi trong lòng.
Huy mua đủ thứ: cốm ăn ngon, men tiêu hoá, canxi nhỏ giọt… Ai giới thiệu gì, anh cũng thử. Nhưng bé vẫn không khá lên. Rồi anh bắt đầu nghi ngờ chính mình: “Hay là con mình có vấn đề?”
Vợ anh cũng vậy, cô ấy không nói gì. Nhưng có đêm, Huy tỉnh giấc, thấy cô ấy đang ngồi, mắt nhìn vô định, rồi lẩm bẩm trong miệng:
“Em sợ mình không biết nuôi con.”
Câu đó, Huy nghe một lần mà day dứt mãi.
Vì anh hiểu: nỗi đau lớn nhất không phải là con ốm – mà là cảm giác bất lực khi mình chẳng làm gì giúp được.
Rồi Huy biết đến D3 và K2. K2 – chất “ít người nhắc đến” nhưng lại là mắt xích quan trọng để đưa canxi vào xương.
Trước giờ, Huy chỉ chăm chăm bổ sung – mà không hiểu canxi vào cơ thể nhưng không đến đúng nơi, cũng vô nghĩa.
Anh chọn Lineabon K2 + D3 vì:
• Dạng nhỏ giọt – dễ dùng ngay cả khi con đang cáu
• Không mùi, không màu – không làm con sợ
• Kết hợp đúng tỉ lệ D3 và K2 – đủ để giúp con ngủ sâu, chắc xương, mọc răng đúng nhịp
2 tuần sau, con bắt đầu ngủ liền mạch, đêm không còn giật mình.
Vợ cũng ngủ lại được một giấc đúng nghĩa đầu tiên sau nhiều tháng.
Bạn không cần thêm canxi. Bạn cần ngừng trì hoãn.
Inbox để giữ suất tư vấn riêng hôm nay – trước khi “ngày mai đó” của bạn lại kéo dài thêm vài tháng."
Phân tích bài viết trên theo mô hình 3 tầng giá trị
TẦNG 1: VẬT LÝ (THÔNG TIN SẢN PHẨM, CÔNG DỤNG, ĐẶC ĐIỂM)
Dù bài viết mang cấu trúc kể chuyện, yếu tố sản phẩm vẫn được đưa vào rõ ràng, đủ để người đọc hiểu và cân nhắc.
Thông tin được cài nhẹ nhưng cụ thể:
• Sản phẩm: Lineabon K2 + D3
• Dạng dùng: nhỏ giọt, không mùi, không màu
• Công dụng: giúp canxi đi đúng vào xương, kết hợp đúng tỉ lệ D3 và K2
• Hiệu quả thực tế: con ngủ sâu, chắc xương, mọc răng đúng nhịp
Tầng vật lý được gói gọn trong một đoạn duy nhất, không lan man nhưng đủ thông tin để người đọc có lý do cân nhắc sản phẩm.
Đặc biệt:
• Không có giọng quảng cáo khoa học
• Không bị sa đà vào việc “chứng minh hiệu quả”
• Nhưng vẫn khiến người đọc hiểu rất rõ: sản phẩm này khác với những thứ Huy đã thử
Thông tin xuất hiện đúng lúc, sau khi câu chuyện đã mở ra sự cần thiết và bối cảnh rõ ràng. Đây là một cách viết tầng vật lý hiệu quả: đúng – vừa – không ép người đọc.
TẦNG 2: CẢM XÚC (TRẢI NGHIỆM, CẢM GIÁC, CHUYỂN BIẾN TRONG NGƯỜI DÙNG)
Đây là tầng nổi bật nhất của bài viết. Gần như toàn bộ đoạn đầu là hành trình cảm xúc: từ mệt mỏi, bất lực, nghi ngờ bản thân, đến hy vọng và thay đổi.
Các chi tiết cảm xúc được viết rất thật:
• “Con vẫn thức giữa đêm và khóc ré”
• “Không phải vì đói, mà vì không ngủ sâu được”
• “Vợ ôm con như ôm hết cả tội lỗi”
• “Có đêm tỉnh dậy, thấy cô ấy ngồi nhìn vô định”
• “Em sợ mình không biết nuôi con”
Tác giả không miêu tả cảm xúc một cách chung chung, mà đưa vào từng hình ảnh nhỏ, rất đời, rất thật, không cần tô vẽ.
Sau khi sử dụng sản phẩm, cảm xúc tiếp tục được dẫn dắt:
• Con ngủ liền mạch
• Vợ được ngủ một giấc đúng nghĩa sau nhiều tháng
• Không khí được tái lập lại
Tầng cảm xúc không phải chỉ để “làm mềm” nội dung, mà là trục chính để người đọc cảm thấy: “Tôi hiểu cảm giác này”.
Không chỉ người mua cảm thấy gần gũi, mà cả người làm cha mẹ – đặc biệt là những ai đang mất phương hướng – sẽ thấy được mình trong đó.
TẦNG 3: BIỂU TƯỢNG (NGƯỜI DÙNG LÀ AI, HÀNH ĐỘNG ĐÓ NÓI GÌ VỀ HỌ)
Tầng biểu tượng ở đây không được viết trực tiếp, nhưng lại là phần sâu nhất và giữ lâu nhất trong lòng người đọc.
Người cha – Huy – không được xây dựng như một “người đàn ông lý tưởng”. Anh từng loay hoay, từng hoài nghi chính mình.
Chính điều này khiến hình ảnh của anh thật hơn – và vì vậy, khi anh hành động, nó mang nhiều ý nghĩa hơn.
Chuyển biến từ người “mua đủ thứ” nhưng không hiểu, sang người nhìn thấy mấu chốt và chọn đúng lúc, chính là hành động mang tính biểu tượng:
• Anh không trì hoãn nữa
• Anh chọn đúng vai trò của mình: người bố bảo vệ gia đình bằng sự chủ động
Câu chốt:
“Bạn không cần thêm canxi. Bạn cần ngừng trì hoãn.”
Đây là một câu đánh trực diện, nhưng không dọa dẫm, không bán hàng gấp gáp. Nó nói đúng vào tâm lý phổ biến của phụ huynh: biết vấn đề, nhưng chưa quyết liệt.
Tầng biểu tượng ở đây là hình ảnh của một người cha (hoặc người mẹ đang đọc) dám nhìn lại, và hành động kịp lúc.
Thông điệp ngầm: “Làm cha mẹ không phải lúc nào cũng biết hết mọi thứ. Nhưng khi mình đủ tỉnh để dừng lại, nhìn kỹ, chọn đúng, thì mọi thứ bắt đầu thay đổi.”
Điểm hay nhất của bài là không có đoạn nào tách riêng “quảng cáo sản phẩm”, nhưng sau khi đọc xong, người đọc vẫn nhớ sản phẩm, hiểu vì sao nó khác, và tin rằng “mình nên làm gì đó sớm hơn”.
Nguồn: Huỳnh Xuân Tùng
Nhận xét
Đăng nhận xét