Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn cách ứng dụng 3 tầng giá trị của sản phẩm vào content Marketing

  3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...

Thuyết minh về vứt bỏ nơi mình sinh ra, liệu ta có còn nguyên vẹn ?

Vứt bỏ nơi mình sinh ra, liệu ta có còn nguyên vẹn?


Dạo này, mình rất thích đọc sách của các nhà văn như Nguyễn Nhật Ánh, Thạch Lam,...Bởi sự giản dị trong câu chuyện cùng sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ của những tác giả gạo cội đã đưa mình đắm chìm vào trong một thế giới mới và từ từ gom nhặt được những bài học bỏ túi cho bản thân.




Khép lại trang văn của Thạch Lam, đôi mắt mình đỏ hoe. Mình nhớ nhất là truyện "Trở về" trong tuyển tập truyện ấy.

Truyện kể về chuyến về thăm nhà chỉ vỏn vẹn 1 tiếng của nhân vật Tâm.
Đã lâu lắm rồi, hơn mấy năm nay, anh chưa đặt chật về thăm nhà. Anh - một con người nhà quê chính hiệu - không muốn về cái nơi vùng quê nghèo nàn nơi anh sinh ra, nơi có những đứa trẻ lấm lem chạy chơi khắp xóm sau những lũy tre làng xanh mướt.
Mấy năm trước, anh lên thành phố, lấy một người vợ giàu sang, và sống chung với gia đình vợ.
Anh giấu nhẹm đi thân phận của mình, muốn cắt đứt mối liên hệ với quê hương.
Thật ra mỗi tháng anh đều lén lút gửi tiền về cho mẹ, vì sợ vợ biết. Anh cho rằng việc anh gửi tiền về mỗi tháng là hoàn thành bổn phận của bản thân rồi. Chuyện anh lấy vợ, mẹ anh cũng không hề hay biết.
Hôm ấy là một ngày, anh muốn ghé qua quê thăm mẹ xem sao. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của hai người khiến mình không khỏi bùi ngùi chua xót. Người mẹ nay đã bạc tóc nhăn nheo già cỗi vẫn ân cần hỏi thăm đứa con ruột duy nhất của mình. Sự đối lập giữa sự lạnh nhạt của anh Tâm với sự nhẹ nhàng ấm áp của người mẹ khiến người đọc không khỏi chua xót.
Anh về thăm mẹ, vô tình gặp lại Trinh - người mà anh hồi xưa hay chơi cùng, cũng là người mà anh đã nghĩ sẽ cùng nhau xây lên mái ấm yên bình nơi vùng quê yên ả. Thế nhưng anh đã có vợ - một người vợ thành thị chính hiệu.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi chưa hỏi han được mấy câu thì anh lại phải vội đi vì sợ vợ đang đứng đợi nơi đầu làng phát hiện ra, cũng như phải đợi anh quá lâu. Anh từ biệt mẹ rồi đi thật nhanh không ngoảnh đầu lại.
Lúc anh đi xe ô tô cùng với vợ ra khỏi làng, anh nhìn thấy một bóng loáng thoáng là mẹ già của mình với Trinh đang đứng ở phía trước. Thế nhưng, anh không dừng xe mà lạnh lùng đi thật nhanh qua, vô tình có vũng nước té lên cả hai người đang đứng sững sờ đầy bất ngờ.




Anh rời khỏi quê trong sự bồn chồn.
Cuộc đời của anh cứ sống chui sống lủi như thế, vì anh đã rũ bỏ quá khứ, rũ bỏ nơi mình sinh ra. Liệu thực sự anh có hạnh phúc?
Anh có vẻ giàu, nhưng cũng thật nghèo.
Những câu văn đầy chất thơ của Thạch Lam cứ thế len lỏi vào tâm trí mình. Những câu văn thật đẹp, nhưng cũng thật đượm buồn.
Nếu có thời gian, hãy thử lật giở sách của Thạch Lam và đọc thật kỹ để cùng đắm chìm vào nó xem sao, cậu nhé!

sưu tầm
Thông qua bài viết Thuyết minh về vứt bỏ nơi mình sinh ra, liệu ta có còn nguyên vẹn ? narrationfull hy vọng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công.

Xem thêm:

Thuyết minh về quyển sách ngắn gọn Ultralearning | Siêu học tập - Scott H. Young

Nhận xét