Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn cách ứng dụng 3 tầng giá trị của sản phẩm vào content Marketing

  3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...

Những câu chuyện hay về người cha, lời cha dạy con cái hay và ý nghĩa

 DÌ KẾ !

Cha lấy dì ấy chỉ hơn chị mười tuổi. Mẹ mất sớm, ông nuôi chị đến khi chị lập gia đình, chẳng hiểu thế nào "già chẳng trót đời" ông lại đi thêm bước nữa với người phụ nữ, không nhanh nhẹn mà ngẩn ngơ, nhưng vẫn có thể đảm đương công việc đồng áng cho cha chị.





Hùng là đứa em cùng cha khác mẹ với chị, nó đẻ cùng năm với thằng thứ hai, con của chị, lúc nó đẻ ra còi cọc vì thiếu dinh dưỡng.

Vài năm sau đó, gia đình chị chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Chị ghét cha lắm, cả người đàn bà mà đáng lẽ ra chị phải gọi bằng "dì" ấy.

Gia đình chị ở quê cũng không phải là nghèo túng, nếu còn ở nhà, chị vẫn lo được cho ông đàng hoàng, dù ông không lấy vợ khác. Chị vào Nam, cuộc sống tươm tất hơn nhiều, chị bớt ghét cha hơn một ít. Nhưng trong thâm tâm vẫn không muốn thừa nhận Hùng là em.

Những gói quà gửi về cho cha, với những đồng tiền ít ỏi, chị cho là lớn lắm ở cái miền quê nghèo khó. Chị gần như đoạn tuyệt với gia đình. Chỉ ít lần về nhà chồng với những công việc hãn hữu.





.....
Chiều hôm ấy ở cơ quan, chị bỗng nhận được điện thoại của Hùng, đứa em cùng cha khác mẹ, mà chị chưa bao giờ nhận.
- chị ơi, em đang ở ga Sài Gòn, chị cho em ở nhờ vài hôm ạ.
Chị đã thấy trong lòng bực bội vô cùng, nhưng vẫn tỏ vẻ điềm tĩnh trước mặt bạn bè cùng cơ quan. Chị xin nghỉ sớm để đi đón nó. Thằng em mặt mày đen nhẻm, nhưng vẫn lộ vài nét thư sinh, mặt quắt lại nhưng có đôi mắt sáng và vầng trán cao giống cha. Mà phải rồi, chị chẳng quan tâm, nhưng nó bằng tuổi thằng thứ hai, con chị, thì đáng lẽ ra nó phải là sinh viên năm hai mới phải.

Chị chẳng hỏi gì, mà nó cũng chẳng nói. Chỉ thấy nó ở nhà được hai ngày thì lang thang khắp nơi tìm việc. Một tuần sau thấy nó thông báo đã xin được một chân bốc vác rồi ở luôn trong ấy. Mặc cho chị nói thế nào, nó cũng không ở lại nhà chị.
Nó vừa làm vừa học. Một thằng bé ngoan, thông minh và nhanh nhẹn, lại vừa chịu khó. Hóa ra, nó là đứa học giỏi, chị đã quá vô tâm mà không biết rằng: nó bảo lưu kết quả đại học năm nhất ở Hà Nội vì không có tiền trang trải.

Vào Sài Gòn ba năm, vừa học nghề vừa đi làm. May mắn vừa học xong, nó xin được việc làm vào một công ty trong thành phố.

Tháng lương đầu, nó mang một bọc quà cho chị, với lời cảm ơn. Lần đầu tiên chị rơi hai hàng nước mắt. Chị ôm chầm lấy Hùng mà chẳng nói được câu nào cả.

Chị đã quá vô tình, bỏ quên một giọt máu chung, và chị cũng đã quá vô tâm với một người đã thay chị chăm sóc cha. "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", lời nói người xưa vẫn còn nguyên giá trị, chị đã nghe nói đến nhiều, nhưng còn chưa hiểu hết .

Chị tất tả trở về thăm cha, ông gầy yếu như không còn chút sinh lực nào, bỗng khỏe hẳn lên khi thấy chị trở về. Người đón chị ân cần, nấu bữa cơm quê cho chị ăn là "dì". Người mà chị ghét cay ghét đắng ngày xưa.

Chị bỗng như khuỵu xuống, khi nghe dì nói lời cảm ơn chị.
- thằng Hùng nó vẫn gọi điện về suốt, nó bảo rằng nhờ chị bảo bọc nên mới được ngày hôm nay.
Chợt chị nghĩ đến những ngày Hùng đi vắng, những lúc cha ốm đau, một tay dì chăm sóc.

Chị bỏ ngang bát cơm xuống mâm. Hàng nước mắt giàn dụạ mà không nói được nên lời. Chị chỉ lắp bắp trong miệng:
- Con có lỗi với cha, con có lỗi với dì...

Sưu tầm

Những câu chuyện hay về người cha, lời cha dạy con cái hay và ý nghĩa

Con à, sống trên đời đừng làm kẻ hiểu chuyện, cha mong con học được cách nói 'Không'.




Một đứa bé không phải là một chiếc lọ hoa để đổ cho đầy nước mà là một ngọn lửa cần được thắp sáng.

Lần trước lúc đưa con đi học về, tôi tình cờ nhìn thấy một cậu bé đang ôm chân mẹ mình bảo: "Mẹ, con xin lỗi mẹ. Sữa mẹ bỏ trong cặp, con đã lấy ra bỏ trên cái bàn ngoài phòng khách rồi. Con thật sự không muốn uống nữa đâu."

Nghe được câu đó, mẹ đứa bé lập tức gắt gỏng: "Sao con không chịu nghe lời thế hả?..."

Cũng may là ba đứa bé kịp can ngăn: "Con mình nói đúng mà! Nếu đã không muốn uống thì đừng uống nữa.

Con trai, dù là khi giao tiếp với mẹ con hay với người khác cũng vậy, nếu con không thích, nên học cách từ chối, nói rõ quan điểm của mình, đừng cư xử theo kiểm ậm ờ, không thích mà cứ bảo thích như lúc đầu."

Có nhiều bà mẹ, sợ con mình đói, không đủ chất dinh dưỡng nên thường mua rất nhiều thức ăn rồi bỏ vào cặp và bắt chúng mang theo đi học, ra chơi lấy ra ăn.

Tình cảm của người làm mẹ dành cho con thật vĩ đại, nhưng đôi khi cứ giáo dục, cư xử với con cái như vậy mãi cũng không phải là cách hay.

Bạn cũng nên tôn trọng xem con mình có thích món đó hay không, có ăn được thứ đó hay không.

Bởi vì dù sao con cũng đã lớn rồi, mỗi ngày đi học chúng ta thường cho chúng một số tiền đi học, trong trường của chúng có bán rất nhiều thứ.

Chúng ta không nên ép con mình như thế rồi tạo cho chúng thói quen ỷ lại vào việc có sẵn, chúng ta hãy để con mình dùng số tiền đi học hằng ngày ấy tự mua thức ăn ở căn tin mà chúng thích, để đứa trẻ học được cách tự quản lý tiền bạc, tự tiết kiệm, tự chủ trương ngay từ khi còn nhỏ.

Mong muốn con cái hiểu chuyện là mơ ước chung của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng thực tế chứng minh, rất nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ vô cùng hiểu chuyện, đến lớn chúng lại không hạnh phúc, không vui vẻ gì cả.

Nguyên nhân là vì trong mắt một vài bậc phụ huynh, những đứa trẻ "hiểu chuyện" là những đứa trẻ nói gì nghe đó, không bao giờ dám cãi lời họ, mà chỉ luôn làm theo ý họ.

Khi còn nhỏ, cha mẹ yêu cầu con cái chăm ngoan, học giỏi, hiểu chuyện, lúc này thành tích học tập của chúng có thể sẽ rất cao.

Nhưng khi những đứa trẻ lớn lên rồi, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về tính cách cá nhân của chúng.

Đặc biệt là sau khi những đứa trẻ trưởng thành, nếu bố mẹ vẫn bắt con mình "hiểu chuyện" hoài như thế, điều này có thể dẫn đến tác động tiêu cực cho con trẻ.

Con trai lớn của đồng nghiệp tôi cũng là một đứa trẻ "hiểu chuyện" như thế. Kể từ khi còn nhỏ, cậu bé ấy luôn là con ngoan trò giỏi chính hiệu trong mắt mọi người, ba mẹ nói gì cũng nghe theo, không hề dám cãi lại câu nào.

Đến khi học đại học, cậu ta quen một cô bạn gái, nhưng vì nhà cô gái này không môn đăng hộ đối với nhà đồng nghiệp tôi, nên hai vợ chồng cô ấy đều từ chối hôn sự này, cuối cùng đến khi tốt nghiệp, con trai cô ấy và bạn gái phải chia tay nhau, mỗi người một phương.

Sau này, vợ chồng họ tìm một người con gái khác, bảo con trai kết hôn. Dù không thích, nhưng cậu ấy cũng đồng ý.

Nhưng mới mấy ngày trước, hai người họ vừa ly hôn nhau. Tính cách không hợp, lại không có tình cảm với nhau, cuộc hôn nhân giữa hai đứa trẻ tan vỡ bởi sự sắp đặt của người nhà.
Ở công ty, chúng ta thường thấy, đa số những người được thăng chức, tăng lương đều là những người dám bày tỏ ý kiến, dám đấu tranh vì lợi ích hợp pháp riêng của mình; ngược lại những người hay ngại ngùng, có bất bình cũng không dám nói ra, đều thường không được như ý nguyện.

Tính cách của một người, có liên quan rất nhiều đến hoàn cảnh sống và sự giáo dục mà họ nhận được lúc còn nhỏ.

Trong quá trình giáo dục, nên dành không gian riêng cho trẻ tự phát triển. Hãy để trẻ học cách nói không với những gì chúng không thích, hoặc không phù hợp với bản thân chúng.

Nếu một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn, ngay cả ăn cái gì cũng không thể tự quyết định được, ngay cả người yêu cũng phải để ba mẹ quyết định, thì làm sao chúng có thể trưởng thành, sống độc lập được đây? Làm sao có thể hạnh phúc?

Đối với con cái mà nói, cách giáo dục tốt nhất không phải là ba mẹ nói gì con làm nấy, đó là suy nghĩ mù quáng, bởi ý kiến của ba mẹ chưa chắc lúc nào cũng đúng hết.

Khi bạn và con cái có mâu thuẫn, cả hai nên bình tĩnh ngồi xuống, biểu đạt rõ ràng suy nghĩ của mình. Cha mẹ nên tôn trọng và đối xử bình đẳng với con cái.

Tại sao hầu hết những đứa trẻ đều có một thời kỳ nổi loạn? Bởi vì lúc đó chúng dần có suy nghĩ riêng, hiểu biết riêng về mọi thứ trong cuộc sống.

Chúng nhận ra cách suy nghĩ của cha mẹ quá "chuyên quyền", và vì vậy, chúng nổi loạn để chống lại "quyền lực" của cha mẹ, của giáo viên.

Trong lúc này, cha mẹ nên lắng nghe, suy nghĩ kỹ xem ý con mình là đúng hay sai. Nếu sai chúng ta hãy giải thích rõ ràng, thuyết phục con mình hiểu.

Nếu đúng thì hãy thả lỏng và cho con một bầu trời tự do riêng, không nên ép buộc chúng quá nhiều.

Cha mẹ luôn là những người khổ tâm và quan tâm con cái nhất. Nhưng mỗi đứa trẻ đều có những điều ngây thơ, thuần khiết cũng như hoang dã riêng trong tính cách của chúng, không ai giống ai.

Chúng ta không mong muốn bị áp đặt, vậy chúng ta cũng đừng nên áp đặt quá nhiều lên con cái.

Nguồn: Sưu tầm


Thông qua bài viết trên chúng tôi hy vọng lan tỏa đến bạn những câu chuyện hay về cha, về tình cha con, về tình phụ tử, về lời cha dạy bảo. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công.

Nhận xét