3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...
Thuyết minh về hành trình tìm lại chính mình - thấu hiểu bản thân. Cái tôi cá nhân.
“Những cái tôi viết là những yêu thương nhất của tôi, những ước mong nhức nhối nhất của tôi”.
Lời tâm sự chân thành ấy của nhà văn Nguyên Hồng đã phần nào mở ra cho chúng ta những chiêm nghiệm thú vị về một thực tế: Nhà văn sáng tạo văn học không phải vì bị bắt ép. Chính những rung động phức tạp dồn nén lâu dài đã thôi thúc các cây bút tài hoa tự nguyện viết để phản tư (self-reflection). Nói cách khác là để hướng ý thức vào bản thân mình, ngẫm nghĩ về trạng thái tâm lý của mình, tự bộc lộ cảm xúc và kiếm tìm sự đồng điệu.
Cuộc sống vốn là sự kết nối chằng chịt, chồng chéo giữa con người với muôn vàn sự vật, sự việc, hiện tượng cũng như các quan hệ xã hội. Thông qua quan sát, tiếp xúc và trải nghiệm, chúng ta tích lũy vô số những cảm nhận, ấn tượng, nhận thức về một chủ thể nhất định; nhờ vậy, hình thành cho mình một thế giới nội tâm riêng - phong phú và mãnh liệt.
Đến một mức độ hay giai đoạn nào đó, bất cứ ai cũng đều sẽ có nhu cầu tự thể hiện thế giới nội tâm của mình ra bên ngoài, khát khao được chia sẻ, sáng tạo và khám phá hết những tầng sâu của tiềm thức và tiềm năng. Tất cả nhằm chạm tới trạng thái được giải tỏa hoặc tự thỏa mãn.

Luôn trăn trở về những khó khăn cũng như áp lực các bạn khi vẫn phải học thuộc nhiều bài văn mẫu trước mỗi kỳ thi do chưa tìm thấy phương pháp học thông minh, hiệu quả, Narration đã đặt bút viết và thực hiện hàng loạt sản phẩm truyền thông, sách, tài liệu tham khảo,... với mong muốn hỗ trợ đắc lực cho quá trình ôn luyện bộ môn Ngữ văn của các học sinh “ngoan xinh yêu” đang theo dõi chúng mình đó!
Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo của nhà văn, nhu cầu này được nâng cao hơn nữa thành trạng thái muốn được “giải thoát”. Bởi lẽ, các văn nghệ sĩ luôn mang trong mình những tư chất đặc biệt cho phép họ thấu cảm sự tồn tại của vạn vật một cách nhạy bén và sâu sắc nhất; chính sự diễn biến nội tâm căng thẳng khi phải đối mặt với các tác động từ bên trong và bên ngoài đã đóng vai trò là đòn bẩy đầu tiên thúc đẩy nhà văn sáng tác văn chương, xây dựng hình tượng nghệ thuật để giãi bày, cởi trói, giải thoát cho tâm trí.
Bạn có biết: Sống trong thời bão táp loạn ly, Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc Việt Nam - bứt khỏi gốc rễ quý tộc và bị cuốn vào những đảo điên của thời thế. Tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của bao kiếp người trong chế độ phong kiến hà khắc, Nguyễn Du dường như thấu hiểu, xót thương và đồng cảm với nỗi đau đớn của chúng sinh. Nhà thơ đã nhiều lần dùng thi ca để để tự giãi bày tâm sự, tiêu biểu trong đó có “Truyện Kiều” - một di sản văn học vĩ đại có giá trị trường tồn với không gian và thời gian.
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát, xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”
Có thể thấy, 3254 câu thơ Kiều đã khắc họa thật chi tiết và rõ nét bức tranh hiện thực về số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội cũ; đồng thời, thể hiện quan điểm vượt thời đại của Nguyễn Du về tình yêu tự do, khát vọng công lý và ngợi ca vẻ đẹp con người.
Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy viết là một hành trình phản tư cho phép chúng ta được soi chiếu tâm hồn qua những trang giấy, chắt chiu suy tư và cảm xúc để tự hiểu rõ hơn về chính mình. Qua ngòi bút, ta có thể nhìn nhận lại những trải nghiệm, đánh giá hành động, và khám phá những khía cạnh tiềm tàng trong tâm tư, tình cảm.
Phản tư là gì ?
Phản tư (còn gọi là suy tư) là tiến trình suy ngẫm kỹ lưỡng và phân tích cảm nhận về những vấn đề, sự việc chúng ta đã làm, đã học được hoặc trải nghiệm trong quá khứ, bao gồm những sai lầm, từ đó rút ra bài học cần thiết để trở nên tích cực hơn.
Cũng có thể hiểu, phản tư chính là Danh từ sửa. phản tư. Sự tự suy ngẫm kỹ càng về bản thân của quá trình tư duy, sự phản ánh, sự khảo sát và nhận thức từ những hành vi trong quá khứ.
Vậy bạn có biết nhà văn, nhà thơ nào khác cũng dùng văn học để phản tư không? Hãy mạnh dạn chia sẻ với chúng mình ở dưới phần bình luận để thực hành kiến thức văn học cùng chúng mình nhé!
Cuối cùng, Narrationfull hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ được tiếp thêm động lực để đặt bút viết, để tự phản tư và nhìn lại chính bản thân. Chúng mình tin rằng, quá trình nuôi dưỡng cảm xúc và luyện tập thường xuyên chính là bước đệm để mỗi bạn học sinh tìm thấy nguồn cảm hứng học và viết văn thật tốt, thật chỉn chu đó! Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công.
Xem thêm :
Nhận xét
Đăng nhận xét