3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...
Phân tích số phận bất hạnh của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”
DÀN Ý CHI TIẾT
I/ Mở bài
Cảm thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ, Nguyễn Du đã từng thốt lên:
Đau đớn thay, phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Xã hội phong kiến với nhiều bất công, ngang trái đã gây ra biết bao khổ đau, bất hạnh cho người phụ nữ. Viết về họ, các nhà văn, nhà thơ đã bày tỏ tấm lòng nhân đạo sâu sắc qua việc ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ, thương cảm cho số phận bi thương của họ. Nguyễn Dữ - một nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI cũng đã nói lên tiếng nói bênh vực cho người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Đọc tác phẩm, người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho Vũ Nương – một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, hiếu hạnh vẹn toàn mà số phận lại bi thương, bất hạnh.
II/ Thân bài
1/ Khái quát
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tập “Truyền kì mạn lục”. Truyện được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật là “Vợ chàng Trương” vốn được lưu truyền trong dân gian. Trên cơ sở một câu chuyện cổ tích, Nguyễn Dữ đã có những hư cấu và sáng tạo tình tiết kì ảo để “Chuyện người con gái Nam Xương” trở thành một áng văn hấp dẫn, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn.
- “Chuyện người con gái Nam Xương” xoay quanh về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương . Đọc tác phẩm người đọc nhận thấy Vũ Nương là một người phụ nữ hội tụ những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một người vợ chung thủy, một người mẹ yêu con, một người con dâu hiếu thảo, … và lẽ ra như thế, nàng xứng đáng được hưởng một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng nàng phải chịu một cuộc đời khổ đau, bất hạnh.
2/ Phân tích : Số phận bất hạnh, khổ đau của Vũ Nương
a/ Nàng là nạn nhân của chiến tranh phong kiến
Cuộc sum vầy của nàng với Trương Sinh chưa được bao lâu thì chiến tranh xảy ra. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng vì ít học phải đi lính ngay trong sổ đầu. Khi Trương Sinh đi lính nàng đang có mang, Trương Sinh đi chưa đầy một tuần nàng sinh con, mọi công việc nàng gánh vác trong gia đình, chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Ngày tháng dần trôi , nàng luôn sống trong tâm trạng chờ mong khắc khoải, lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận. Nỗi nhớ thương khắc khoải với người chồng nơi biên ải cứ dâng tràn theo thời gian: “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào không ngăn được”. Hình ảnh “bướm lượn đầy vườn”, “mây che kín núi” có thể thấy những lúc vui, hay những lúc buồn Vũ Nương cũng đều cồn cào nỗi nhớ thương chồng. Để an ủi lòng mình, đêm đêm Vũ Nương chỉ cái bóng của mình mà bảo là Trương Sinh. Suy nghĩ này giúp người đọc hiểu được niềm khao khát được đoàn tụ của Vũ Nương lớn biết chừng nào. Sau 3 năm dài đằng đẵng, chàng Trương Sinh của nàng đã may mắn bình an trở về, tưởng rằng gia đình nhỏ sẽ đầy ắp tiếng cười của ngày đoàn viên, tưởng rằng những vất vả mà nàng đã trải qua trong những năm tháng Trương Sinh đi lính sẽ được bù đắp, thế nhưng sau những giây phút buồn vui ngắn ngủi, một bi kịch tày trời đã giáng xuống cuộc đời Vũ Nương: nàng bị nghi ngờ thất tiết.
Chiến tranh đã chia lìa nàng và chồng để mỗi khi đứa con thơ hỏi nàng về cha của nó thì nàng đã chỉ chiếc bóng của mình trên tường nói là cha Đản. Bé Đản ngây thơ tin lời nàng nói, nên đã không công nhận Trương Sinh là cha và ngây thơ kể với Trương Sinh rất rành rọt về người cha trước kia của mình: “ Thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”, tin lời con trẻ mà cơn ghen tuông bùng lên trong lòng Trương Sinh. Nếu không có chiến tranh thì Vũ Nương đâu phải xa chồng, thì bé Đản đâu phải xa cha, không có chiến tranh thì gia đình nhỏ bé của Vũ Nương đâu phải đối diện với nghịch cảnh, chiếc bóng oan khuất. Từ nỗi khổ vì chiến tranh của Vũ Nương và sự hi sinh của cha ông ta trong các cuộc chiến tranh bảo vệ sau này, người đọc nhận thấy chiến tranh muôn đời là hành động phi lý, hành động tội ác của những kẻ hiếu chiến.
b/ Vũ Nương không chỉ khổ đau bất hạnh vì nàng là nạn nhân của chiến tranh phong kiến mà làm còn khổ hơn vì là nạn nhân của tư tưởng Nam quyền.
- Cuộc hôn nhân của Vũ Nương không bắt đầu từ tình yêu đôi lứa, mà mang tình cảm gả bán, bởi vì Trương Sinh là người trong làng nhận thấy Vũ Nương là một người con gái thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp, anh ta đã xin mẹ 100 lạng vàng cưới nàng. Trương Sinh là con nhà hào phú còn Vũ Nương là con nhà nghèo, sự khác biệt về đẳng cấp đã khiến cho Vũ Nương luôn mặc cảm với thân phận của mình, còn Trương Sinh coi gia cảnh của mình để có thể có những đặc quyền với vợ.
- Ngay từ khi mới về nhà chồng Vũ Nương đã phải đối mặt với sự đa nghi, phòng ngừa quá của Trương Sinh, biết phận mình nên nàng luôn nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép để gia đình không xảy ra thất hòa.
- Nếu chiến tranh xảy ra, Vũ Nương khổ nỗi khổ của người chinh phụ, thì khi Trương Sinh trở về nàng phải chịu nỗi khổ của tư tưởng nho giáo phong kiến, chế độ phong kiến nam quyền, khi Trương Sinh nghe lời bé Đản nói về “người cha” của mình thì Trương Sinh đã nghi ngay vợ mình thất tiết. Vũ Nương đã phải đón nhận cơn ghen từ chồng, gặp lại Vũ Nương sau khi ra mộ mẹ , Trương Sinh la lên cho hả giận, Vũ Nương đã thanh minh trong nước mắt “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu, sum họp chưa thỏa tình chăn gối,chia phôi vì động việc lửa binh” , những lời phân trần của nàng thấu tình đạt lí nhưng đâu có cởi bỏ được mối nghi ngờ trong đầu óc của Trương Sinh . Nàng hỏi chồng chuyện tày trời kia do ai nói thì Trương Sinh lại không nói câu chuyện giữa anh ta và bé Đản. Trương Sinh đã bỏ qua tất cả mọi cơ hội để cứu vãn tấm thảm kịch gia đình. Đối với Vũ Nương, nỗi khổ do chiến tranh gây ra chẳng thấm vào đâu so với nỗi khổ khi bị chồng nghi ngờ thất tiết, bị đánh đuổi đi trước nỗi oan tày trời. Nàng đã bày tỏ nỗi tuyệt vọng đau đớn của mình “Thiếp sở dĩ được nương tựa vào chàng thì có thú vui nghi gia nghi thất…”. Nhưng sự thất vọng đau đớn của nàng cũng chẳng làm lung lay ý chí mù quáng của Trương Sinh.
- Không chỉ bị chồng mắng nhiếc, mà còn bị chồng đánh và đuổi đi, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết bên bến Hoàng Giang để giải thoát cuộc đời đau khổ của mình, suy cho cùng cái chết của Vũ Nương là do Trương Sinh bức tử , Vũ Nương là nạn nhân của thói hồ đồ, đa nghi, độc đoán, vũ phu.
3/ Mở rộng nâng cao
Số phận bất hạnh của Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” tiêu biểu cho số phận của những người phụ nữ bình dân trong xã hội phong kiến, họ đâu có quyền quyết định số phận của cuộc đời của mình, cuộc đời họ sướng hay khổ, hạnh phúc hay đau khổ đều hoàn toàn phụ thuộc vào cách cư xử của người chồng, số phận của Vũ Nương cho ta hiểu và liên tưởng tới số phận khổ đau của Thúy Kiều trong kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Nếu Vũ Nương khổ vì chiến tranh phong kiến, vì tư tưởng bất công nam quyền, thì Thúy Kiều khổ vì nàng là nạn nhân của các thế lực bạo tàn, khổ vì sức mạnh ma quái của đồng tiền. Ngày nay chúng ta đang sống trong xã hội văn minh công bằng người phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng so với nam giới, họ được quyền hưởng cuộc sống hạnh phúc gia đình do mình có công vun đắp lên. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn không ít những người phụ nữ phải chịu hậu quả của những tàn dư của xã hội phong kiến, họ của nạn nhân của nạn nhân của thói vũ phu từ người chồng, là nạn nhân của hành động buôn người chúng ta cần phải lên án bênh vực bảo vệ những người phụ nữ đó.
III. Kết bài
Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.
Thông qua bài Phân tích số phận bất hạnh của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” ở trên Narration hy vọng cung cấp cho các bạn cái nhìn sâu sắc hơn về số phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. chúc bạn thành công.
Nhận xét
Đăng nhận xét