Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn cách ứng dụng 3 tầng giá trị của sản phẩm vào content Marketing

  3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...

[Phân tích] Bạn thấy gì qua câu văn - Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình



Bạn thấy gì qua câu văn "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân".





Sự đa dạng, phong phú, linh hoạt trong bút pháp là điểm nổi bật của tài năng nghệ thuật Nguyễn Tuân. Trong "Người lái đò sông Đà", nếu ở thượng nguồn, nhà văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc về sự hung bạo, dữ dội của dòng sông qua bằng câu văn gân guốc, nhiều liên tưởng, so sánh phức tạp; thì xuôi về thượng nguồn, trở về với vẻ dịu hiền nên thơ như bao dòng sông khác, Nguyễn Tuân đã phả một làn hơi thật đẹp, thật trong trẻo, lãng mạn về dòng chảy dịu êm, nên thơ về dòng sông Đà. Câu văn phía sau cũng là một ví dụ minh hoạ thoả đáng cho điều ấy.

"Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân".

1. Một dòng chảy mềm mại, phiêu đãng


Tìm đọc các trang viết về những dòng sông, con nước; không ít những phút giây ta say đắm trước vẻ đẹp tựa cô gái Di Gan phóng khoáng man dại khi "rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn", lúc uyển chuyển mơ màng, "uốn một vòng cung thật tròn" của dòng sông Hương, hay dòng sông Vàm Cỏ xuôi bên hiên nhà dưới rặng rừa cao, mang màu "nước xanh biên biếc chẳng đổi thay lòng". Người yêu văn, thơ luôn bị cuốn hút bởi sự đặc trưng trong dáng hình, sắc thái riêng biệt của từng dòng sông. Trở lại với sông Đà của Nguyễn Tuân, xuôi về hạ nguồn, trở về với chốn đại ngàn hùng vĩ, nó lại mang trong mình vẻ mềm mại, thướt tha. Phép so sánh độc đáo: "ánh tóc trữ tình" xuất hiện như phả một làn hơi thật đẹp, thật thơ mộng vào vẻ đẹp dòng sông. Bởi lẽ, người ta thường dùng chữ "áng" cho áng tóc, hay một áng văn, thơ đồ sộ. Ấy thế mà Nguyễn Tuân lại biến tấu một cách táo bạo để gợi tả vẻ đẹp Đà giang từ trên cao. Đó là dòng chảy mềm mại, phiêu diêu, miên man, man mác dư vị của những vần thơ. Viết về dòng sông quê hương xứ sở, nhà văn như muốn đề thơ, gửi tình vào trong.

2. Dòng chảy trong trẻo, tinh khiết, căng tràn sức sống


Cũng như sông Hương trong văn Hoàng Phủ Ngọc Tường- “một bản trường ca của rừng già”- sông Hương trong dòng xoáy chảy trôi của nó từ thượng nguồn về đến Huế, qua dãy Trường Sơn hùng vĩ, nó đã thu về bên mình tất cả những gì đẹp nhất, man dại nhất của đôi bờ dòng sông. Phải chăng, đó cũng chính là mẫu số chung, là một lẽ thường tình của các dòng sông đẹp trên thế giới. Sông Đà đã thu về bên trong mình những đê mê, những quyến rũ của cảnh sắc xung quanh. Để rồi mỗi lần lặng tờ thưởng thức sắc nước sông Đà, ta nghe mùi hương mênh mang của núi rừng Tây Bắc với những bông ban, hoa gạo e ấp, dịu dàng cùng chút huyền ảo, mộng mơ của khói đốt nương xuân của người dân bản... Mây trời Tây Bắc đã cho hương sắc sông Đà sức sống xuân thì, một chút trẻ trung, mộng thơ, duyên dáng và e ấp... Bởi hoa ban, hoa gạo là đặc trưng của vẻ đẹp xuân thì, là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, nồng nàn. Từ "bung nở" như sự khơi gợi cho sự sống đương nở rộ viên mãn, tràn đầy của dòng sông. Cứ thế, một bức tranh đầy thi vị nơi rẻo cao Tây Bắc hiện ra, có xa, có gần, có thật, có mơ...

3. Dòng chảy gắn liền với đời sống nhân dân Tây Bắc


Mù khói núi mèo đốt nương xuân đã thương gửi vào sông Đà sự gần gũi, ấm áp đến vô cùng. ... Là cảnh sắc xung quanh tự nguyện như một cái gật đầu của tình yêu đã phả hồn vào mạch nước sông Đà, hay một dòng sông lém lỉnh, “tham lam” đã cố thu về, góp nhặt để làm đẹp cho chính mình? Thật khó để tách bạch, chỉ biết rằng, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, bản thân sông Đà có chất tự sự, đó không chỉ là dòng sông của quê hương xứ sở, mà là một dòng thương nhớ khôn nguôi, một tâm hồn, một tính cách thật thụ... Hình ảnh sông Đà bảng lảng trong sương khói, đó mà cuộn khói đốt nương thơm nồng của người dân bản. Hình ảnh con người và cuộc sống vùng cao giờ đây đã gián tiếp xuất hiện. Dòng sông chảy mãi, e ấp bên những bản, những thàng thân yêu, cùng người dân bản cất lên khúc bình yên của cuộc sống- điều mà hiếm khi bắt gặp trong văn Nguyễn Tuân trước CMT8... Là cảnh sắc xung quanh tự nguyện như một cái gật đầu của tình yêu đã phả hồn vào mạch nước sông Đà, hay một dòng sông lém lỉnh, “tham lam” đã cố thu về, góp nhặt để làm đẹp cho chính mình? Thật khó để tách bạch, chỉ biết rằng, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, bản thân sông Đà có chất tự sự, đó không chỉ là dòng sông của quê hương xứ sở, mà là một dòng thương nhớ khôn nguôi, một tâm hồn, một tính cách thật thụ...

4. Dòng chảy của một tâm hồn nhà văn tài hoa, lãng mạn.


Chỉ với một vài câu văn, Nguyễn Tuân đã vẽ ra một bức tranh thật đẹp, một bức tranh với góc nhìn từ trên cao. Hình ảnh dòng sông lững thững êm trôi như đã tận hưởng những phút giây đẹp đẽ với nơi nó thuộc về. Trái với cảm giác về một "dòng sông chết" nơi thượng nguồn, về với những nhành hoa ban, những tán hoa gạo, sông Đà cởi bỏ lớp áo sần sùi bên ngoài để trở về với vẻ đẹp dịu hiền, miên man. Đọc câu văn mà ta có thể phân tích từng tầng cấu trúc câu chữ, mỗi chữ phản ảnh một vẻ đẹp đặc sắc của dòng sông. Đó là gì nếu không phải là sự rung cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông, của quê hương xứ sở, của mảnh đất đầy thương, đầy nhớ. Nguyễn Tuân đã viết trong những nhạy cảm và tài hoa như vậy!


Thông qua bài Thuyết minh [Phân tích] Bạn thấy gì qua câu văn - Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn nhiều ý tưởng hay bổ ích, cho hành trình làm văn của mình. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thành công.

Xem thêm : 

Thuyết minh về Tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ngắn gọn

Nhận xét