Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2024

Hướng dẫn cách ứng dụng 3 tầng giá trị của sản phẩm vào content Marketing

  3 TẦNG GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM VÀ CÁCH ỨNG DỤNG CHÚNG VÀO CONTENT MARKETING! Trước khi viết một bài content, nhất là cho một sản phẩm cụ thể, mình thường không bắt đầu bằng câu hỏi “viết sao cho hay?”, mà đơn giản hơn: “Sản phẩm này đang giúp ai, trong chuyện gì?” Khi mình biết rõ nó đang giúp ai, thì mình sẽ biết nên viết cho ai, và viết tới đâu là vừa đủ. Còn nếu không rõ, thì dù viết đúng công dụng "chung chung", bài vẫn dễ bị trôi. Không sai, nhưng cũng không chạm chính xác vào ai cả. Mỗi sản phẩm có nhiều kiểu người dùng – không chỉ một Thường thì ai cũng có trong đầu một hình dung chung về 1 tệp khách hàng rộng Nhưng thật ra, trong nhóm đó lại có nhiều kiểu người nhỏ hơn, với nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ như cùng là dầu gội thiên nhiên: • Có người chọn vì tóc rụng nhiều • Có người vì da đầu nhạy cảm • Có mẹ sau sinh chỉ dám dùng đồ lành tính • Có người thì đơn giản là vì họ thích những thứ không mùi, không nhiều hoá chất công nghiệp Nếu mình chỉ viết một kiểu bà...

Phân tích số phận bất hạnh của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”

Phân tích số phận bất hạnh của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” DÀN Ý CHI TIẾT I/ Mở bài Cảm thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ, Nguyễn Du đã từng thốt lên: Đau đớn thay, phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Xã hội phong kiến với nhiều bất công, ngang trái đã gây ra biết bao khổ đau, bất hạnh cho người phụ nữ. Viết về họ, các nhà văn, nhà thơ đã bày tỏ tấm lòng nhân đạo sâu sắc qua việc ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ, thương cảm cho số phận bi thương của họ. Nguyễn Dữ - một nhà văn tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI cũng đã nói lên tiếng nói bênh vực cho người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” . Đọc tác phẩm, người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho Vũ Nương – một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, hiếu hạnh vẹn toàn mà số phận lại bi thương, bất hạnh. II/ Thân bài 1/ Khái quát - “ Chuyện người con gái Nam Xương ” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tập “ Truyền kì mạn lục...

Bài văn phân tích cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài siêu hay

Bài văn phân tích cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài siêu hay Nhắc đến Nguyễn Minh Châu là ta nhắc đến một nhà văn chủ nghĩa hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam . Từng khoác trên mình áo lính trước những năm 1975 và cho đến khi hòa bình lập lại, ông luôn mang trong mình cảm hứng thế sự về cuộc đời,về con người và những triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc được thể hiện trực tiếp vào trong các truyện ngắn của mình tiêu biểu là các truyện như “Mảnh trăng cuối rừng”, Bến quê”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Đặc biệt là truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thông qua nhân vật Phùng, nhà văn đã nói lên được sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài. Cùng viết về sự đối lập nhưng với Thạch Lam trong truyện “Hai đứa trẻ” lại là cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu. Mỗi nhà văn đều có cách nhìn hiện thực khác nhau nhưng đều mang lại cho người đọc cái nhìn riêng biệt chân thực của cuộc sống. Được sáng tác sau ...

Thuyết minh về Minh Tuệ - một tu sỉ tu tập như bậc chân tu

Thuyết minh về Minh Tuệ - Câu chuyên của một tu sỉ tu tập như bậc chân tu   Thầy Thích Minh Tuệ  đã trải qua một hành trình đầy biến động và ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Dưới đây là một tóm tắt về hành trình của Thầy: Xuất thân và học tập : Thầy sinh ra tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trong một gia đình có 6 anh em. Thầy từng là một học sinh xuất sắc và sau đó là một sinh viên ưu tú tại trường Đại học Nông nghiệp Tây Nguyên. Sau khi ra trường, Thầy đã đi bộ đội và làm công chức, trở thành một trưởng phòng địa chính huyện ở Gia Lai và Đắc Lắc. Chấp nhận tu hành : Mặc dù đã có một cuộc sống ổn định, Thầy Thích Minh Tuệ đã quyết định từ bỏ tất cả để theo đuổi con đường tu hành. Thầy rời bỏ công việc và gia đình để tìm kiếm ý nghĩa sâu xa hơn trong cuộc sống. Hành hương khắp đất nước : Thầy Thích Minh Tuệ đã thực hiện nhiều hành hương khổ hạnh trên khắp đất nước. Hành trình này không chỉ giúp Thầy tìm kiếm sự giải thoát cá nhân mà còn lan tỏa thông điệp của Phật pháp đến với mọi người....

Thuyết minh về hành trình tìm lại chính mình - thấu hiểu bản thân

Thuyết minh về hành trình tìm lại chính mình - thấu hiểu bản thân . Cái tôi cá nhân. “Những cái tôi viết là những yêu thương nhất của tôi, những ước mong nhức nhối nhất của tôi”. Lời tâm sự chân thành ấy của nhà văn Nguyên Hồng đã phần nào mở ra cho chúng ta những chiêm nghiệm thú vị về một thực tế: Nhà văn sáng tạo văn học không phải vì bị bắt ép. Chính những rung động phức tạp dồn nén lâu dài đã thôi thúc các cây bút tài hoa tự nguyện viết để phản tư (self-reflection). Nói cách khác là để hướng ý thức vào bản thân mình, ngẫm nghĩ về trạng thái tâm lý của mình, tự bộc lộ cảm xúc và kiếm tìm sự đồng điệu. Cuộc sống vốn là sự kết nối chằng chịt, chồng chéo giữa con người với muôn vàn sự vật, sự việc, hiện tượng cũng như các quan hệ xã hội. Thông qua quan sát, tiếp xúc và trải nghiệm, chúng ta tích lũy vô số những cảm nhận, ấn tượng, nhận thức về một chủ thể nhất định; nhờ vậy, hình thành cho mình một thế giới nội tâm riêng - phong phú và mãnh liệt. Đến một mức độ hay giai đoạn nào đó, b...

Phân tích những đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

  Phân tích những đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu “Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu… Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…” Hướng dẫn cách làm MỞ BÀI C1: Đi từ đề tài Việt Bắc>> đến bài thơ “Việt Bắc”>> đến đoạn thơ C2: Thành tựu của thơ ca chống Pháp> Bài thơ “Việt Bắc”> đến đoạn thơ C3. Đi từ tác gia Tố Hữu>> Việt Bắc>...